Tốc độ phát triển đô thị hóa ngày càng nhanh, diện tích không gian chơi tự nhiên càng giảm, từ đó nhu cầu về các sân chơi nhân tạo ngày càng tăng: Các sân chơi bóng đá, sân chơi trẻ em, sân chơi mầm non, sân chơi siêu thị,… Cỏ nhân tạo là một lựa chọn ngày càng phổ biến cho các loại sân chơi kể trên.
Cỏ nhân tạo bền, chịu được nắng mưa, không phải tưới tắm, tuổi thọ cao. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cỏ nhân tạo, để lựa chọn cỏ nhân tạo cho phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng là một lựa chọn khó khăn với tất cả các khách hàng, kể cả các khách hàng có kinh nghiệm.
Với bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những thông tin cơ bản về cỏ nhân tạo mà ai cũng nên biết, hãy đọc thật kỹ để có những lựa chọn phù hợp cho mình để mỗi quyết định đều mang lại hiệu quả sử dụng, kinh tế cao.
1. Dtex (cách gọi khác Decitex)
Là một thông số kỹ thuật rất quan trọng đối với Cỏ nhân tạo, nó thể hiện trọng lượng của sợi cỏ, được tính bằng: số GRAM/10000 M sợi cỏ. Ta có thể hiểu: Dtex 10000 là: 10000m sợi cỏ nặng 10000 gram; Dtex 8800 là: 10000m sợi cỏ nặng 8800 gram.
==> Như vậy, có thể hiểu rằng: Dtex càng cao, thì sợi cỏ càng nặng ==> và có thể hiểu rằng, cùng 1 số lượng chiều dài như nhau, sợi cỏ nặng hơn thì sẽ dày hơn và có độ bền cao hơn.
2. Chiều cao của sợi cỏ (pile height)
Đây là một thông số quan trọng không kém thông số Dtex, nó thể hiện chiều cao của từng sợi cỏ nhân tạo trên thảm cỏ nhân tạo. Đơn vị đo là milimet (mm). Mỗi loại cỏ nhân tạo có chiều cao khác nhau sẽ được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Trên thị trường có rất nhiều loại cỏ nhân tạo có chiều cao khác nhau, nhưng phổ biến nhất là các loại cỏ có chiều tao: 10 mm, 25mm, 30mm, 50mm,…
3. Số mũi khâu (Stitch Rait)
Đây là thông số thể hiện số mũi kim khâu trên 100cm hàng cỏ. Tương tự như thông số Dtex, số mũi khâu càng cao thì thảm cỏ càng dày và tốt hơn, có độ bền cao hơn.
4. Khoảng cách luống (gauge)
Thông số này là khoảng cách giữa hai hàng cỏ, người ta thường sử dụng đơn vị đo là inch. Con số này ở các loại cỏ nhân tạo trên thị trường hiện nay thông thường là: 3/4, 3/8, 5/8, 3/16, 5/32 và 1/2. Ví dụ: cỏ có khoảng cách là: 3/8 tức là hai hàng cỏ cách nhau xấp xỉ 19mm, 1m dài sẽ có khoảng 105 hàng cỏ.
5. Mật độ cỏ (density)
Đây là con số thể hiện số lượng mũi khâu trên mỗi mét vuông. Ví dụ bạn nghe thấy thông tin cỏ có mật độ: 14700 thì có nghĩa là sẽ có 14700 mũi kim trên 1m2 thảm cỏ.
6. Lớp đế cỏ nhân tạo
Lớp đế cỏ nhân tạo cỏ ảnh hưởng không nhỏ tới độ bền cũng như tuổi thọ của thảm cỏ nhân tạo. Thông thường lớp đế cỏ nhân tạo được kết cấu từ 2 đến 3 lớp: lớp bạt nhựa PP, lớp bông ép, lớp dưới liên kết ở giữa và lớp keo hóa chất để bảo vệ chân cỏ đã tạo nên lớp đế cỏ nhân tạo. Lớp bạt nhựa PP không những chịu được mưa nắng thất thường của thời tiết khí hậu của Việt Nam, mà nó còn không bị tan, mục trong đất. Độ bền của lớp đế thường từ 8 – 10 năm.
7. Sợi cỏ nhân tạo
Việc sử dụng cỏ trong thời gian bao lâu, sử dụng như thế nào và chất lượng mặt sân bóng được quy định bởi cấu tạo của sợi cỏ nhân tạo. Vậy nên rất nhiều nhà đầu tư rất quan tâm đến vấn đề này.
Trên đây là những thông tin hết sức cơ bản về cỏ nhân tạo mà khách hàng khi mua nên tìm hiểu kỹ.
Trong các bài sau, Công ty TNHH Green Park Việt Nam sẽ tiếp tục giới thiệu sâu hơn về cỏ nhân tạo và các đặc tính của cỏ nhân tạo tới các bạn để các bạn có những lựa chọn
Comment